Tìm lại niềm đam mê nhiếp ảnh
Trong hai năm qua, tình hình bất ổn đã thôi thúc anh Harlim, nhiếp ảnh gia thiên nhiên tại Indonesia, cầm máy lên và tìm lại niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Trong nỗ lực nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, anh bắt đầu thử nghiệm chụp ảnh chim muông và vật thể thiên văn. Đến nay, tình yêu nhiếp ảnh mới hồi sinh của anh đã truyền cảm hứng cho một cộng đồng nhiếp ảnh gia Indonesia để họ giữ lửa đam mê ngay giữa sóng gió thử thách.
Chúng tôi đã cùng ngồi lại với Harlim để trò chuyện về hành trình mở mang kiến thức nhiếp ảnh của anh và cách anh dùng tác phẩm của mình để giúp đỡ thế hệ nhiếp ảnh gia mới.
Trong hai năm qua, anh đã khám phá các thể loại nhiếp ảnh mới. Anh đã làm thế nào để tìm lại niềm đam mê nhiếp ảnh?
Tôi từng đi khắp trong và ngoài nước để chụp ảnh thiên nhiên. Đi đây đi đó đã trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày của tôi. Trong hai năm qua, chúng ta phải đối mặt với lệnh hạn chế di chuyển, thế nên tôi có động lực để tìm những cơ hội mới mà có thể mình đã bỏ lỡ khi chưa có dịch bệnh.
Tôi dành thời gian học kiến thức mới và tìm lại niềm đam mê nhiếp ảnh, đặc biệt là khám phá những thể loại nhiếp ảnh mới. Tôi quyết định tận dụng hoàn cảnh lúc đó và bắt đầu tập trung chụp ảnh chim muông và vật thể thiên văn (DSO) bằng ống kính FE 400mm F2.8 GM OSS (SEL400F28GM) và FE 600mm F4 GM OSS (SEL600F40GM) với cấp sao là từ 1 đến 14.1.
Thật tuyệt vời vì ngay cả khi làm nghề chuyên nghiệp, anh vẫn vượt ra ngoài vùng an toàn của mình trong nhiếp ảnh. Chắc chắn hành trình này có nhiều thăng trầm. Anh có thể chia sẻ một số thử thách trong giai đoạn này và cách anh vượt qua không?
Một trong những thử thách mà tôi gặp phải là không thể dễ dàng di chuyển để chụp ảnh thiên nhiên và phong cảnh. Tôi chuyển sang nghiên cứu sâu hơn về nhiếp ảnh chim muông và vật thể thiên văn (DSO) vì tôi có thể thử nghiệm mà không cần đi xa. Tôi chụp ảnh chim muông trong rừng cây của thành phố, rừng thứ sinh và khu bảo tồn thiên nhiên quanh khu vực tôi đang sống. Tôi chụp ảnh DSO ở vùng ngoại ô thành phố, nơi ít bị ô nhiễm không khí và ô nhiễm ánh sáng hơn. Tôi cũng bắt đầu chụp tĩnh vật - việc có thể thực hiện ngay trong nhà.
Tất nhiên, tôi chia sẻ tác phẩm qua các mạng xã hội, từ đó thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng nhiếp ảnh trong vùng. Tôi dần nhận được đề nghị hướng dẫn riêng về nhiếp ảnh chim muông để chỉ họ cách sử dụng Alpha 7R IV và FE 200–600 mm F5.6–6.3 G OSS (SEL200600G). Từ xuất phát điểm là một đến hai đề nghị, cộng đồng nhiếp ảnh chim muông của tôi đã liên tục mở rộng kể từ đó.
Cơ hội cho nghề này (nhiếp ảnh chim muông) mở ra cùng sự ra mắt của chiếc Alpha 1 với khả năng phát hiện AF/AE lên tới 120 khung hình/giây và 30 khung hình/giây cho video độ phân giải 8K và 4K. Chiếc máy ảnh này cũng có chế độ phát hiện mắt chim theo thời gian thực trên ảnh tĩnh và theo dõi theo thời gian thực trên video nhờ công nghệ AI.
Anh đã đến với nhiếp ảnh chim muông và DSO như thế nào?
Nhiếp ảnh chim muông và DSO không phải là thể loại mới với tôi. Tôi tìm hiểu về nhiếp ảnh chim muông từ năm 1996 đến năm 2005. Tuy nhiên, sau đó tôi quyết định tập trung nhiều hơn vào chụp ảnh phong cảnh. Hai năm trước, tôi thấy nhiều người trong cộng đồng của mình có ống kính SEL200600G nhưng lại không sử dụng nhiều, thế là tôi có ý tưởng quay lại khám phá nhiếp ảnh chim muông. Ban đầu, tôi mời một người tham gia cùng, anh ấy chia sẻ ảnh của mình vào một nhóm nhiếp ảnh trên WhatsApp, còn tôi thì chia sẻ ảnh lên Instagram. Kể từ đó, những người theo dõi Instagram của tôi ở các thành phố khác cũng muốn thử chụp ảnh chim muông.
Trong khi đó, tôi bắt đầu khám phá DSO vào khoảng năm 2019 bằng ống kính FE 400mm F2.8 GM OSS và FE 600mm F4 GM OSS. Phải công nhận, FE 400mm F2.8 GM OSS là giấc mơ của mọi nhiếp ảnh gia DSO và tôi đã biết điều đó ngay cả trước khi bắt đầu sử dụng. Độ sáng của vật thể trên bầu trời được đo bằng một đơn vị gọi là cấp sao biểu kiến. Thang đo này có tỷ lệ nghịch, nghĩa là cấp sao càng lớn thì vật thể càng mờ. Để có góc chụp tốt, cấp sao biểu kiến của mặt trời là -26.74. Nhiều nhiếp ảnh gia DSO thích ống kính 400 mm vì có thể chụp được các vật thể mờ hơn nữa với cấp sao khoảng 13.3 trên bầu trời xa.
Các nhiếp ảnh gia DSO khác thì sử dụng kính viễn vọng khúc xạ. Loại này tương tự như ống kính tiêu cự dài nhưng không có khả năng lấy nét tự động và có trọng lượng nặng hơn nhiều. Kính viễn vọng khúc xạ có đường kính 142-150 mm có thể nặng đến 10 kg, trong khi ống kính tiêu cự dài chỉ nặng chưa đến 3 kg. Vì về cơ bản thì cả hai loại đều chụp được cùng cấp sao biểu kiến, nên rõ ràng ống kính chụp ảnh là lựa chọn tốt hơn.
Cả nhiếp ảnh chim muông và nhiếp ảnh DSO đều thúc đẩy tôi mời các nhiếp ảnh gia thiên nhiên/phong cảnh ở Indonesia khám phá hai thể loại này. Hiện nay, Indonesia có khoảng 1.722 loài chim, nghĩa là có rất nhiều loài chim để chụp ảnh. Nhờ vậy mà hành trình khám phá nhiếp ảnh chim muông trong nước thực sự rất thú vị.
Anh có thể chia sẻ về trải nhiệm chụp ảnh chim muông trong thành phố được không?
Các thành phố lớn như Jakarta vẫn còn có chim chóc bay lượn và một số chú chim vẫn còn sợ bị con người bắt được. Chúng thường nấp trong lá cây nên sẽ gây ra khó khăn về khoảng cách và tầm nhìn.
Giải pháp tốt nhất là sử dụng ống kính có tiêu cự dài để có thêm thời gian chụp ảnh trước khi lũ chim phát hiện có máy ảnh đang chĩa vào và bay mất. Khi lũ chim đang trốn trong lá cây, tôi sẽ đi nhẹ nhàng và chú ý đến tiếng ồn trong mọi chuyển động.
Thật thú vị khi được chứng kiến cộng đồng nhiếp ảnh chim muông phát triển qua thời gian. Anh có thể chia sẻ thêm về câu chuyện này không?
Tôi thường chia sẻ ảnh của mình lên Instagram và cộng đồng nhiếp ảnh chim muông đã mở rộng kể từ khi tôi bắt đầu đăng ảnh. Cộng đồng nhiếp ảnh chim muông ở mỗi thành phố sẽ có sự khác biệt, chẳng hạn như chụp ảnh chim hoang dã và chụp ảnh chim theo bố cục định sẵn.
Thành viên của những cộng đồng này liên tục đăng tải hình ảnh và video chim muông lên Internet. Cộng đồng này vẫn đang phát triển và các thành viên đặc biệt hào hứng với những tác phẩm sử dụng máy ảnh Alpha 1 hoặc Alpha 7 IV.
Nhiếp ảnh chim muông đưa chúng tôi trở về với thiên nhiên để hít thở không khí trong lành và giải tỏa căng thẳng, nhất là trước những lo âu do đại dịch gây ra. Hai chiếc máy ảnh Alpha 1 và Alpha 7 IV giúp bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng đến với nhiếp ảnh chim muông! Ngoài ra, sở thích này có thể phát triển thành nghề nghiệp.
Chúng tôi cũng rất thích thú với việc tìm hiểu thông tin về các loài chim trong ảnh của mình. Những thông tin như vậy có sẵn trên Internet. Trong cộng đồng của chúng tôi, tôi cũng khuyến khích mọi người tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp khi chụp ảnh chim muông và luật bảo vệ động vật ở mỗi quốc gia.
Những trải nghiệm mới này giúp anh mở mang thêm nhiều kiến thức về nhiếp ảnh. Vậy theo anh, tất cả những trải nghiệm này, trong đó có trải nghiệm cố vấn cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề, đã thay đổi công việc của anh như thế nào trong bối cảnh chúng ta đang bước vào trạng thái bình thường mới?
Vào cuối năm 2021, cộng đồng nhiếp ảnh chim muông của tôi đã thử nghiệm một lĩnh vực mới – quay phim chim muông, nhờ sự ra mắt của chiếc Alpha 7 IV với khả năng quay video tự động lấy nét mắt chim theo thời gian thực. Đây là một tính năng mới mà tôi có thể áp dụng nhiều hơn trong công việc.
Mọi thay đổi trong cuộc sống sẽ tạo ra cơ hội và cách thức làm việc mới. Trong thời gian phong tỏa, chúng ta học được nhiều điều mới, và dĩ nhiên điều đó giúp ích cho chúng ta khi các quy định hạn chế đi lại được gỡ bỏ. Vì đã khám phá các thể loại nhiếp ảnh mới nên giờ tôi không chỉ chụp được chủ đề quen thuộc là thiên nhiên, mà còn có thể chụp chim muông và DSO trong mọi chuyến đi.
Chỉ cần không ngừng nỗ lực thì lúc nào chúng ta cũng có thể tận dụng cơ hội để mở ra những con đường mới.
Còn có thể loại nhiếp ảnh nào khác mà anh có thể giới thiệu cho những người đam mê nhiếp ảnh hoặc nhiếp ảnh gia “amateur” (không chuyên) đang gặp khó khăn trong hành trình khai thác khả năng sáng tạo và khám phá cơ hội mới không?
Nói chung, những người đam mê nhiếp ảnh luôn có khao khát học hỏi mà họ cần thỏa mãn. Tôi nghĩ họ nên quan sát và nghiên cứu tác phẩm của người khác để tìm nguồn cảm hứng cho ý tưởng mới về cách thực hiện bức hình tiếp theo. Khía cạnh kỹ thuật có thể để sau. Đây là ví dụ về một số thể loại nhiếp ảnh mà họ có thể tìm hiểu.
- Tác phẩm hội họa
- Tĩnh vật
- Video sản phẩm/tĩnh vật
- Hoạt họa, chẳng hạn như stopmotion
Từ “amateur” có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người yêu” hoặc “vì tình yêu”, nghĩa là xuất phát từ tình yêu dành cho một lĩnh vực mà chúng ta muốn phát triển kỹ năng. Tôi muốn khuyến khích các nhiếp ảnh gia không chuyên tham gia các cộng đồng để học hỏi và chia sẻ thông qua những lời phê bình mang tính xây dựng. Trong tương lai, cộng đồng có thể trở thành môi trường có lợi cho bạn, chính tôi cũng đã trải nghiệm điều này và nhận lại lợi ích từ cộng đồng.
Có rất nhiều điều xung quanh mà chúng ta có thể bỏ lỡ vì bận rộn với hoạt động thường ngày và ở yên trong vùng an toàn của mình. Quan trọng là phải tìm ra can đảm để dám thử những điều mới mẻ.