Nổi bật

Chụp ảnh về loài chim Phần 3: Bắt đầu chụp ảnh về loài chim với các mẹo tuyệt vời này

by Sudhir Shivaram

Article Categories

Alpha 1 | FE 600mm F4 GM OSS | 1/4000 sec | F4.0 | ISO 1250

Trong hai bài viết mới nhất cùng nhiếp ảnh gia Sudhir Shivaram (@sudhirshivaram), chúng ta đã thảo luận về cách xác định địa điểm chụp ảnh về loài chim cũng như trang thiết bị luôn đồng hành cùng anh. Trong phần cuối cùng của loạt chủ đề này, chúng ta cùng trò chuyện với anh Sudhir và khám phá những ghi chú giấu kín cũng như các mẹo chụp ảnh về loài chim tốt nhất của anh.

Sudhir Shivaram cũng có phần “hoang dã” khi chụp ảnh đời sống hoang dã. Là một cái tên mang tính biểu tượng trong giới nhiếp ảnh đời sống hoang dã ở Ấn Độ, phong cách chụp ảnh của anh được cộng đồng vô cùng yêu thích và coi trọng. Sudhir thậm chí còn nổi tiếng với vai trò là một hình mẫu và người thầy truyền cảm hứng cho thế hệ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi.

Từ nhỏ, Sudhir đã luôn bị hấp dẫn bởi những chú chim trong những chuyến đi bộ đường dài xuyên rừng. Rời xa cuộc sống hiện đại đã cho anh cơ hội chụp ảnh thiên nhiên và ươm mầm một tình yêu mãnh liệt dành cho loài chim và chụp ảnh chim muông. Do đó, Sudhir tự tìm đến nhiều vùng ngập nước khác quanh nhà, với hy vọng thoáng bắt gặp những chú chim.

Alpha 1 | FE 600mm F4 GM OSS | 1/2000 sec | F4.0 | ISO 2000

Qua nhiều năm, Sudhir đã xây dựng một bộ sưu tập với phong cách chụp ảnh mang đậm dấu ấn riêng. Ngay lập tức, mọi người có thể nhận ra những bức chân dung và ảnh chụp về các loài chim đầy sáng tạo của anh. Sử dụng ống kính có độ dài tiêu cự 800 mm trở lên để chụp ảnh chim cũng tạo ra hiệu ứng bokeh và hậu cảnh nhiều tông màu rất rõ nét và mượt mà, góp phần tạo nên phong cách chụp ảnh đặc trưng của Sudhir. Bằng cách đơn giản hóa quá trình xử lý, Sudhir hy vọng giữ được nét tự nhiên của bức ảnh và kiên trì theo đuổi phong cách này.

Là một bậc thầy về chụp ảnh về loài chim, Sudhir khuyên các tài năng trẻ nên tuân thủ 4 điểm cốt lõi. Sudhir chia sẻ: “Đầu tiên, điểm mấu chốt để chụp ảnh chim về loài chim là hiểu được hành vi của chúng. Một khi đã quen với các hành vi của chúng, bạn có thể dự đoán cách di chuyển và xác định các điểm đậu ưa thích của chúng dễ dàng hơn rất nhiều. Thông thường, bạn sẽ thấy rằng loài chim rất thoải mái khi có sự xuất hiện của các nhiếp ảnh gia. Điều này khiến các nhiếp ảnh gia có nhiều thời gian hơn để chụp ảnh”.

“Thứ hai, nhiếp ảnh gia cần phải có nền tảng chuyên môn tốt. Họ phải biết được nhiều tùy chọn cài đặt máy ảnh khác nhau cũng như học về nghệ thuật bày trí bố cục để chụp ảnh hiệu quả về loài. Việc đưa đối tượng vào trong kính ngắm có thể là một thử thách – đặc biệt với đối tượng sống và kích thước nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, tôi áp dụng kỹ thuật mở hai mắt – mắt phải nhìn qua kính ngắm và mắt trái nhìn vào chú chim. Phương pháp này tạo ra hai tầm nhìn siêu chồng và tôi có thể khớp lại để lấy nét đối tượng. Tôi cũng áp dụng kỹ thuật này để chụp ảnh những chú chim đang bay và mang lại hiệu quả cực tốt”.

Alpha 1 | FE 600mm F4 GM OSS | 1/6400 sec | F4.0 | ISO 1250

“Thứ ba, phải nắm được cách hoạt động của máy ảnh và tận dụng tối đa các tính năng để chụp ảnh về loài chim. Cũng có những kỹ thuật chụp yêu cầu bạn phải biết cách sử dụng các phụ kiện – giá ba chân, các đầu dầu khác nhau, gối ổn định bằng vỏ đậu và chân lia máy. Đôi lúc, các kỹ thuật cầm tay cũng giúp ích cho quá trình chụp ảnh đời sống hoang dã và chim muông”.                    

Là một nhiếp ảnh gia dày dạn kinh nghiệm, cách tiếp cận của Sudhir rất khác so với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi. “Khi chụp, tôi thường hình dung trước bức ảnh dựa vào sự hiểu biết của bản thân về hành vi của loài chim và cài đặt máy ảnh. Thường thì tôi sẽ hình dung tác phẩm đã chỉnh sửa sau cùng trong đầu và căn góc kính ngắm sao cho phù hợp”.

Alpha 1 | FE 600mm F4 GM OSS | 1/2000 sec | F4.0 | ISO 1600

Điểm cốt lõi cuối cùng chính là thông thạo công đoạn chỉnh sửa. “Tôi cố gắng thể hiện trên bức ảnh đúng với những gì tôi nhìn thấy trong thực tế – không hơn không kém. Với tôi, công đoạn xử lý hậu kỳ là chỉnh sửa hình ảnh, không phải thao tác chỉnh sửa trên ảnh. Chỉnh sửa ảnh thuộc phạm trù nghệ thuật số; mặc dù tôi không có ý kiến gì về điều này, tôi khuyên những người mới nên chụp ảnh và giữ lại nét tự nhiên của hình ảnh, thay vì chỉnh sửa. Sau khi đã chụp rất nhiều ảnh về các loài chim, tôi có thể phát hiện ra ngay những bức ảnh đã qua bị chỉnh sửa. Thật không may, những cách làm như vậy có thể khiến một nhiếp ảnh gia mất đi danh tiếng mà họ đã vất vả gây dựng. Điều tôi làm nhiều nhất trong khâu hậu kỳ là hiệu chỉnh màu sắc theo những cách đơn giản nhất”.

Dựa trên những tiêu chuẩn chụp ảnh nghiêm ngặt như vậy, Sudhir nhận thấy máy ảnh Alpha 7 IV chính là một làn gió mới. “Là một người dùng Sony Alpha 1 và dòng máy ảnh Alpha, tôi nhận thấy thời gian tôi dành để xử lý hình ảnh giảm đi nhiều. Hiệu chỉnh màu sắc đơn giản và các hình ảnh đều tuyệt đẹp trong mỗi lần chụp. Chẳng có gì tốt hơn điều đó. Chỉ cần sở hữu các kỹ thuật, kiến thức về loài chim và trang thiết bị phù hợp, bất cứ ai cũng có thể chinh phục được lĩnh vực này”.

Đừng bỏ lỡ các bài viết trước đó của chúng tôi về 
địa điểm chụp ảnh về loài chim  và thiết bị chụp ảnh  nhé!

Article Theme

We would like to request access to your Geolocation to provide you with a customised experience. Please know that you can withdraw your consent at any time via your browser settings.