Chuẩn bị sẵn sàng để chụp ảnh những điều nằm ngoài thế giới này | Nhiếp ảnh thiên văn với Luke Tscharke Phần 2
Bạn có thể chụp ảnh thiên văn bằng hầu hết các loại máy ảnh hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, nếu muốn có những bức ảnh tuyệt vời, bạn cần một chiếc máy ảnh có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu với sự hỗ trợ của các ống kính mang lại chất lượng lấy nét và hình ảnh vượt trội. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Luke Tscharke, một người yêu thích chụp ảnh vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình, sử dụng máy ảnh full-frame Alpha 7 IV để ghi lại sức hấp dẫn của những vật thể cách xa chúng ta nhiều năm ánh sáng.
Hãy cùng xem Luke mang gì trong balo để tìm hiểu thêm về những thiết bị anh luôn mang theo bên mình.
Thiết bị chụp ảnh thiên văn của Luke
Alpha 7 IV: Luke thường sử dụng máy ảnh Alpha 7 IV. Đây là chiếc máy ảnh lai full-frame có thể mang lại hiệu suất vượt trội cả khi chụp ảnh và lúc quay video. Với hiệu suất đáng khen ngợi trong các tình huống thiếu sáng, chiếc máy này có thể phơi sáng các thiên thể trên bầu trời rõ ràng và sáng hơn.
Luke cho biết: “Để thu được kết quả tốt nhất, tôi chọn máy ảnh full-frame vì loại máy này có cảm biến lớn nên có nhiều diện tích bề mặt để thu nhận ánh sáng. Còn về ống kính, những loại có khẩu độ rộng là lựa chọn lý tưởng vì chúng cho phép nhiều ánh sáng đi vào máy ảnh nhất. Alpha 7 IV phơi sáng các vì sao tốt hơn nhiều loại máy ảnh khác, đồng thời vẫn đảm bảo đủ độ phân giải để tôi có thể in tác phẩm của mình trên khổ lớn mà không làm giảm chất lượng hình ảnh”.
FE 12–24 mm F2.8 GM (SEL1224GM): Theo Luke, độ sắc nét trên toàn bộ dải zoom cùng với phối cảnh góc chụp siêu rộng 12 mm chính là điều khiến ống kính này nổi bật.
FE 14 mm F1.8 GM (SEL14F18GM): So với những ống kính cùng loại, ống kính này nhẹ và nhỏ gọn hơn nên mang đến tính linh hoạt và di động tốt hơn trong quá trình chụp. Hiệu suất hình ảnh và tiêu cự của ống kính này rất lý tưởng để chụp ảnh thiên văn.
FE 20mm F1.8 G (SEL20F18G): Luke thích dùng ống kính này khi chụp Bắc Cực quang vì tiêu cự dài hơn của ống kính khiến Aurora Borealis (Bắc Cực quang) xuất hiện rõ ràng hơn trong ảnh. Anh cho rằng khẩu độ rộng F1.8 của ống kính này cũng đem lại chất lượng hình ảnh tốt hơn ở giá trị ISO thấp hơn, cũng như có hiệu suất ấn tượng ở góc độ quang học.
FE 24mm F1.4 GM (SEL24F14GM): Ống kính này ghi lại chi tiết một cách xuất sắc nên luôn là lựa chọn hàng đầu của Luke mỗi khi anh cần đến gần hành động hơn. Ống kính này cũng rất phù hợp để chụp ảnh cực quang! Luke nói rằng không gì có thể vượt qua khẩu độ nhanh tối đa F1.4 này.
Cài đặt máy ảnh
-
Khẩu độ: Khi chụp ảnh thiên văn, Luke cần ống kính có khẩu độ rộng để cho phép đủ lượng ánh sáng đi qua. Nhìn chung, anh thường đặt khẩu độ tối đa khi chụp ảnh những vì sao và thiên hà. Anh cho biết: “Tôi thấy ống kính của Sony hoạt động hết sức hiệu quả ở khẩu độ rộng nhất (số F nhỏ nhất). Vậy nên tôi không cần đóng khẩu độ (số F lớn nhất) mà vẫn chụp được hình ảnh sắc nét. Các ống kính khác cũng có khẩu độ rộng nhưng lại không đủ sắc nét để cho ra những bức ảnh bầu trời đêm rõ nét. Đây là một lợi thế tuyệt vời, tất cả là nhờ các kỹ sư của Sony!”
-
ISO: Đôi khi, giá trị ISO mà Luke dùng phụ thuộc vào cài đặt khẩu độ, nhưng anh thường dùng ISO 6400. Anh chia sẻ rằng: “Nếu một số thành phần trong ảnh có vẻ thừa sáng, tôi sẽ giảm ngay ISO xuống thấp đến ISO 800 và tăng độ phơi sáng trong khâu hậu kỳ, đồng thời giữ lại các vùng sáng”.
-
Tốc độ màn trập: Để làm được điều này, bạn cần tốc độ màn trập ngắn nhằm tránh việc các vì sao tạo vệt sáng trong ảnh. Sử dụng tiêu cự dài hơn nghĩa là bạn chụp được vùng trời nhỏ hơn, nên bạn cần dùng tốc độ màn trập ngắn hơn. Tốc độ màn trập ngắn đảm bảo các vì sao không tạo thành vệt sáng, mà sẽ ở vị trí cố định. Đây chính là kết quả lý tưởng đối với nhiều nhiếp ảnh gia. Còn ống kính góc rộng sẽ cần tốc độ màn trập dài hơn vì mỗi ngôi sao sẽ có vẻ nhỏ hơn đáng kể. Luke nói rằng: “Tôi thường đặt tốc độ màn trập 15-20 giây cho ống kính trong khoảng 12-14 mm và khoảng 10-13 giây cho ống 20-24 mm”.
- Lấy nét: Khi chụp ảnh ban đêm, việc lấy nét thủ công rất quan trọng vì lúc này không có đủ ánh sáng để tạo ra độ tương phản mà cơ chế lấy nét tự động cần. Luke sử dụng cài đặt phóng đại điểm lấy nét 10 lần để phóng to phần bầu trời mà anh muốn chụp. Trong lúc quan sát chủ thể, anh xoay vòng lấy nét qua lại cho đến khi thu hẹp được vùng lấy nét thành nhỏ nhất có thể. Anh chia sẻ rằng: “Tính năng lấy nét đỉnh cũng khá có ích trong trường hợp này. Trong số những máy ảnh từng dùng, tôi thấy lấy nét các vì sao trên Alpha 7 IV là dễ nhất”.
Những vật dụng phải có trong balo của Luke
Ngoài máy ảnh và ống kính, Luke còn mang theo một số vật dụng thiết yếu khác trong balo của mình:
Chân máy ba chân chắc chắn: Một chiếc chân máy ba chân chắc chắn là vật dụng không thể thiếu vì có thể chống rung hoặc lắc khi máy ảnh chụp ảnh phơi sáng lâu. Nếu không có món đồ này, những ngôi sao trong ảnh sẽ bị nhòe.
Đèn pin đội đầu: Đèn pin đội đầu có 2 tác dụng: giải phóng tay để bạn có thể điều khiển máy ảnh và chân máy, đồng thời đảm bảo an toàn cho bạn tại địa điểm chụp.
Đèn tạo ánh sáng phụ siêu mờ: Đèn này chiếu sáng cảnh đêm trong ảnh, tăng độ sáng cho ánh trăng và tạo một chút kết cấu tại vùng tối của ảnh.
Dụng cụ thổi khí: Dụng cụ thổi khí là công cụ để thổi bay bụi bẩn khỏi thiết bị chụp ảnh, bao gồm máy ảnh, ống kính và kính lọc.
Điện thoại: Hãy nhớ sạc đầy pin điện thoại để có thể gọi điện trong tình huống khẩn cấp. Trong một số trường hợp, điện thoại cũng là công cụ điều khiển máy hữu ích.
Thức ăn: Luke cũng mang theo các loại thức ăn giàu năng lượng, như thanh hạt, và đôi khi là cả kẹo mút cùng với đồ ngọt. Nước cũng là món đồ không thể thiếu, cùng với đó là cà phê cho những lần chụp vào buổi sáng. Anh nói rằng: “Bạn nên mang theo thức ăn dễ ăn vì trong bóng tối có thể bạn sẽ làm đổ đồ ăn lên người đấy!”
Đến đây, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về nhiếp ảnh thiên văn. Hãy sẵn sàng chiêm ngưỡng cũng như ghi lại vẻ đẹp tự nhiên choáng ngợp của vũ trụ trong những bức ảnh khiến mọi người trầm trồ! Nhưng trước khi bạn tiếp tục, hãy nhớ lên kế hoạch trước để tránh phải thất vọng vì các điều kiện gặp phải. Hãy tìm hiểu thêm trong hướng dẫn của Luke về việc lựa chọn thời gian và địa điểm hoàn hảo khi chụp ảnh thiên văn!