Nổi bật

Từ kiến trúc sư trở thành nhiếp ảnh gia

by Kris Provoost

Article Categories

Kris Provoost, một kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, có bằng Thạc sĩ Kiến trúc và chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực này, thừa nhận rằng chính những năm kinh nghiệm đã có là bàn đạp để anh theo đuổi nhiếp ảnh kiến trúc, nội thất và hạ tầng. Nhờ bước khởi đầu thuận lợi này, anh chỉ cần tìm hiểu các quy tắc chụp ảnh. Sau đó, anh biết rằng việc kết hợp hai sở thích này với nhau sẽ diễn ra suôn sẻ. 

Alpha 7R IV | FE 12-24mm F2.8 GM | 24mm | 1/160 giây | F2.8 | ISO 100

Xây dựng cảnh chụp 

Là một kiến trúc sư đã qua đào tạo bài bản, Kris được dạy rằng thiết kế của mỗi tòa nhà đều kể một câu chuyện. Khi Kris trở thành nhiếp ảnh gia, quan điểm về câu chuyện này đã trở thành nền tảng cho phương pháp chụp tòa nhà của anh.  

“Với những thiết bị dành cho nhiếp ảnh gia như hiện nay, không gì là không thể. Tùy theo câu chuyện muốn kể, tôi sẽ lựa chọn ống kính phù hợp. Ống kính tele có thể chụp một phần khung cảnh mà vẫn lấy nét vào chủ thể nên sẽ là thiết bị không thể thiếu khi chụp cảnh quan thành phố. Ở những thành phố đông đúc như Hồng Kông, ống kính này sẽ lấy nét vào chủ thể và giữ cho cảnh nền trông mềm mại hơn.” 

Alpha 7R IV | FE 12-24mm F2.8 GM | 24mm | 1/800 giây | F2.8 | ISO 100

Kris thường tìm hiểu và lên kế hoạch trước cho buổi chụp, cũng như thử các góc chụp tòa nhà khác nhau trước khi quay lại điểm chụp vào/trong khung giờ vàng. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng Kris vẫn nhấn mạnh rằng việc sử dụng thiết bị đáng tin cậy là rất quan trọng. Kris chia sẻ thêm: “Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất khi chụp ảnh kiến trúc. Ánh sáng mang lại độ tương phản cũng như chiều sâu cho tòa nhà và là một phần tạo nên câu chuyện. Bạn không thể kiểm soát ánh nắng mặt trời hay thời tiết. Điều này có thể khiến bạn bực bội, nhưng cũng là cơ hội để chụp được những bức ảnh đặc biệt. Đó là lý do bạn cần chọn những thiết bị chính mà mình có thể hoàn toàn tin tưởng. Bởi vì khi đó, tôi biết mình có thể trông cậy vào các thiết bị này cả khi muốn chụp những bức ảnh đơn giản cho đến lúc cần nhanh chóng thay đổi ống kính theo nhu cầu.” 

Alpha 7R IV đã hỗ trợ rất nhiều cho hành trình nhiếp ảnh của Kris. Trong số rất nhiều tính năng mang đến cho anh sự tự do sáng tạo để đưa phong cách riêng vào các bức ảnh, số lượng điểm ảnh cao của máy là một trong những tính năng yêu thích của anh. Chất lượng hình ảnh 61 megapixel cho phép anh tạo ra những bức ảnh lớn hơn, đồng thời có thể linh hoạt cắt ảnh sao cho phù hợp để khắc họa một khía cạnh khác của câu chuyện. “Bức ảnh sau khi cắt vẫn rất đẹp ngay cả khi được in trên khổ lớn. Đó là lý do tôi thích chiếc máy này nhiều đến vậy. Như vậy nghĩa là bạn có thể sử dụng lại ảnh của mình với chỉ một sự thay đổi sáng tạo đơn giản!” 

Alpha 7R IV | FE 70-200mm F2.8 GM OSS II | 200mm | 1/60 giây | F2.8 | ISO 640

Ánh sáng tạo nên tâm trạng 

Dù vậy, Kris luôn cố gắng để không lên kế hoạch quá tường tận. “Bức ảnh cần có yếu tố bất ngờ thì mới có thể khác biệt so với những tác phẩm khác. Một tia nắng mặt trời bất chợt, ánh phản xạ đột ngột hay một vật thể đang chuyển động với vị trí hoàn hảo đều có thể khiến bức ảnh trở nên nổi bật.” 

Bằng cách tận dụng điều kiện ánh sáng khác nhau đến từ ánh nắng mặt trời khác nhau, như màu ấm hơn hoặc lạnh hơn, bạn có thể tác động đến tâm trạng của bức ảnh chụp tòa nhà. Ánh sáng có vai trò linh hoạt và nhiếp ảnh gia cảnh quan thành phố nhất định cần học cách sử dụng ánh sáng. Theo Kris, các loại ánh sáng khác nhau có thể mang đến tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Dù thường tránh chụp ảnh với ánh nắng giữa trưa, nhưng anh rất thích khai thác tối đa ánh nắng sáng sớm, lúc chiều muộn cho đến khung giờ vàng, cũng như khi trời chuyển sang sắc xanh dương. 

Alpha 7R IV | FE 14mm F1.8 GM | 14mm | 1/80 giây | F1.8 | ISO 400

Sau một thời gian tìm hiểu về ánh sáng tự nhiên, anh nhận thấy ánh nắng sáng sớm mang đến cảm giác hứng khởi cho bức ảnh, thể hiện rõ cảm giác một ngày mới bắt đầu. Ngược lại, ánh sáng buổi chiều mềm mại hơn tạo ra không khí thư thái vì ngày làm việc tất bật cuối cùng đã kết thúc. Vài giờ sau đó là khung giờ vàng rất đáng chờ đợi. Đối với Kris, ánh sáng tương phản cùng với màu chuyển sắc trên bầu trời đang biến đổi là thứ làm nên sự kỳ diệu. Kris tự hào chia sẻ rằng: “Sau cả ngày chụp ảnh, khung giờ này là lúc tôi hoàn toàn hòa mình vào nhiếp ảnh và sự thay đổi của ánh sáng. Điều này đã giúp tôi tạo nên tác phẩm xuất sắc nhất của mình.” 

Alpha 7R IV | FE 12-24mm F2.8 GM | 22mm | 1/400 giây | F2.8 | ISO 100

Ngoại trừ những hình ảnh chụp vào thời điểm trời chuyển sắc xanh, ảnh kiến trúc thường có nhiệt độ màu ấm hơn nhờ vào ánh nắng mặt trời. Do đó, Kris vẫn luôn khẳng định rằng trước tiên, các nhiếp ảnh gia phải xác định tâm trạng mà họ muốn thể hiện trong bức ảnh của mình. Dù có thể phần nào kiểm soát màu sắc khi xử lý hậu kỳ, nhưng bản thân anh muốn chỉnh sửa kỹ thuật số ít hơn để thể hiện các cấu trúc chân thực hơn. “Không có nhiệt độ màu nào được xem là lựa chọn chính xác. Nhiếp ảnh gia có toàn quyền kiểm soát từng khung hình, từ ánh phản chiếu cho đến bề mặt công trình và thậm chí cả vật liệu của tòa nhà để đạt được hiệu ứng mong muốn.”  

Là nhiếp ảnh gia kiến trúc, Kris thường xuyên sử dụng chân máy ba chân. Sự ổn định của chân máy cho phép anh dùng được ISO thấp hơn và chụp ảnh ít nhiễu hơn. Trong khi đó, tốc độ màn trập thấp hơn mang đến sự linh hoạt để anh chụp được chuyển động thị giác. Kris nhận ra rằng tốc độ màn trập thấp hơn sẽ mang lại độ sắc nét tuyệt đối cho tòa nhà, còn khi chụp ở f-stop cao hơn, anh đảm bảo được rằng toàn bộ bức ảnh, từ một cạnh đến cạnh còn lại, đều vô cùng sắc nét. 

Alpha 7R IV | FE 70-200mm F2.8 GM OSS II | 70mm | 1/60 giây | F2.8 | ISO 400

Nêu bật góc nhìn của bạn 

Với những người mới làm quen với nhiếp ảnh, lời khuyên của Kris là hãy tập trung vào câu chuyện của mình. Kris hóm hỉnh chia sẻ: “Đôi khi, bạn chỉ cần dịch chuyển đường chân trời hoặc độ cân bằng một chút là đã có thể khiến bức ảnh của mình khác biệt với hàng triệu bức ảnh chụp đường chân trời khác ở trên mạng. Hãy tìm hiểu cách sử dụng các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh để hướng khán giả tập trung trở lại vào câu chuyện của bạn. Tôi luôn quay lại những tòa nhà từng chụp để xem liệu mình có thể đặt góc nhìn mới lên mọi thứ hay không.”  

Alpha 7R IV | FE 12-24mm F2.8 GM | 23mm | 1/500 giây | F2.8 | ISO 100

Một số nhiếp ảnh gia có thể quá háo hức kể câu chuyện của mình nên khiến bức ảnh trở nên lộn xộn vì có quá nhiều chi tiết. Đối với Kris, mỗi câu chuyện đều cần có sự tiết chế, nhiếp ảnh gia phải suy nghĩ thấu đáo và khắc họa những gì cốt lõi của chủ thể. Để chọn được chủ đề phù hợp và bám sát chủ đề ấy, bạn cần lược bỏ các yếu tố không thể hiện cùng thông điệp đó. Kris tin rằng khi có thể tập trung vào câu chuyện mà mình muốn kể, tác phẩm của anh sẽ có mục đích và tác động lớn lao hơn.  

Kris kết luận: “Bạn sẽ không thể chuẩn bị hoàn toàn đầy đủ hoặc lường trước mọi điều có thể xảy ra. Đừng ngại thử nghiệm. Bạn có thể chỉ sử dụng một ống kính vì sự giới hạn sẽ buộc bạn phải linh hoạt ứng phó và thậm chí giúp bạn có được góc nhìn mới. Tính ngẫu hứng khi chụp ảnh các tòa nhà chính là điều thôi thúc tôi.”  

Alpha 7R IV | FE 70-200mm F2.8 GM OSS II | 178mm | 1/60 giây | F2.8 | ISO 400
Article Theme

We would like to request access to your Geolocation to provide you with a customised experience. Please know that you can withdraw your consent at any time via your browser settings.