Sự tương phản giữa Ánh sáng và Bóng tối trong Nhiếp ảnh Đường phố
Jeryl Tan sẽ tiết lộ các thiết bị mà anh sử dụng cũng như chia sẻ cách bạn có thể tận dụng tối đa các yếu tố khi bạn lang thang chụp ảnh ngoài đường
Với hơn 70.000 người theo dõi, Jeryl Tan cho thấy sự sành sỏi của mình khi anh chụp những bức ảnh về cuộc sống hằng ngày với cảnh quan hiện đại tráng lệ ở đất nước Singapore của anh cũng như trên khắp thế giới. Các bức ảnh đường phố của anh luôn được đan xen các yếu tố của môi trường xung quanh, sử dụng một cách sáng tạo các đường nét, hoa văn, màu sắc và hơn hết là ánh sáng. Để giải thích cách mà đường phố đã khơi dậy nguồn cảm hứng bên trong mình như thế nào, Jeryl đã hợp tác với Sony để thực hiện một buổi chụp với thử thách “10 giờ, 10 bức ảnh”. Với những thiết bị từ Sony, nhiệm vụ của Jeryl là bắt lại được những nét duyên dáng và sự ngẫu hứng của đường phố Singapore, bắt đầu từ 6h sáng.
Điều gì đã khơi dậy niềm đam mê chụp ảnh trong anh?
Tôi bắt đầu chụp ảnh vì tôi luôn thích ghi lại những khoảnh khắc và “ngưng đọng” thời gian. Thử thách “10 giờ, 10 bức ảnh” này thực sự cho thấy một quan điểm rằng, cho dù cảm xúc được truyền tải qua mỗi bức ảnh là hạnh phúc hay buồn bã, mỗi bức ảnh đều là một khoảnh khắc cụ thể không bao giờ lặp lại. Đó là lý do tại sao tôi thấy nhiếp ảnh là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta truyền đạt ký ức. Tôi thích cách những bức ảnh có thể được lưu giữ và chúng ta có thể ngắm nhìn chúng từ năm này qua năm khác.
Một điều nữa mà tôi yêu thích về nhiếp ảnh là sự phức tạp mà bạn có thể tìm thấy nếu quan sát đủ kỹ. Một bức ảnh thực sự có giá trị hơn cả ngàn lời nói. Chúng cũng là một chủ đề tuyệt vời để chúng ta bắt chuyện và là chất xúc tác để củng cố mối quan hệ giữa con người và con người. Nhiếp ảnh cho phép tôi quan sát mọi thứ xung quanh mình nhiều hơn, nhận thấy những điều mà có thể nhiều người đã vô tình bỏ lỡ. Bên cạnh đó, những bức ảnh cũng mang đến cho tôi cơ hội khám phá những lĩnh vực mới, gặp gỡ nhiều con người khác nhau và chia sẻ những ý tưởng của mình. Việc thực hiện những ý tưởng này là một quá trình phát triển không ngừng, ví dụ, cho phép tôi suy nghĩ khác đi về những thứ như bố cục ảnh các thứ.
Tính khó đoán của nhiếp ảnh đường phố xuất hiện khá nhiều khi tôi thực hiện buổi chụp này. Khi tôi bắt đầu săn tìm ánh sáng và các khoảnh khắc vào lúc 6h sáng, tôi tình cờ bắt gặp những tình huống mà tôi chưa từng thấy suốt nhiều năm qua sống ở Singapore.
Điều gì thu hút anh chụp ảnh đường phố và các địa điểm công cộng?
Thả bộ dọc theo những con đường chưa được khám phá, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều điều bất ngờ! Đặc biệt là khi bạn dành đến tận 10 giờ đồng hồ lang thang ngoài đường, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều và cũng thấy cách ánh sáng chiếu vào các phần khác nhau của đường phố vào những thời điểm khác nhau trong ngày như thế nào. Điều thú vị khi săn tìm ánh sáng tự nhiên đủ tốt cho một tấm ảnh khi ở ngoài là bạn hầu như không thể tái tạo cùng một tâm trạng và cùng một điều kiện ánh sáng thông qua các thiết bị nhân tạo được.
Đối với thể loại này, để giúp chúng ta chụp được ánh sáng tốt, tôi đã dùng máy ảnh Alpha 7 IV và ống kính FE 24-70 mm F2.8 GM (SEL2470GM) và ống kính FE 70-200 mm F2.8 GM OSS (SEL70200GM). Ngoài ra, tôi cũng thích cái mà nhiều người gọi là “bộ ba ống kính thần thánh”, tức là sự kết hợp giữa ba ống kính FE 16-35mm F2.8 GM (SEL1635GM), ống kính FE 24-70 mm F2.8 GM (SEL2470GM) và ống kính FE 70-200 mm F2.8 GM OSS (SEL70200GM), dựa vào khẩu độ không đổi trong tất cả các tiêu cự của chúng. Những ống kính này cũng rất tốt để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.
Thử thách nào với ánh sáng khiến anh ngạc nhiên nhất khi bắt đầu chụp ảnh đường phố?
Đến đúng nơi nhưng sai thời điểm, là điều mà tôi nghĩ đến. Ví dụ, có thể bạn tìm thấy một địa điểm với những bức tranh tường rất đẹp, nhưng lúc đó trời đã quá khuya và đèn đường thì quá mờ chẳng hạn. Điều này thực sự cho thấy tầm quan trọng của việc phải thích nghi được với mọi điều kiện là như thế nào, nhưng tất nhiên khi tìm thấy một vị trí có tiềm năng cho ra những bức ảnh tuyệt vời, bạn luôn có thể quay lại khi điều kiện thuận lợi hơn, và đó cũng là điều mà tôi đã làm khi thực hiện thử thách này. Chính trong những tình huống như vậy, bạn học cách suy nghĩ làm thế nào để ghi lại những khoảnh khắc này một cách thật đẹp, vừa phải “làm việc” với các yếu tố có sẵn ngay lúc đó.
Với dự án lần này cùng Sony, anh đã dành 10h để lang thang trên đường phố Singapore với nhiệm vụ chụp 10 bức ảnh trong khoảng thời gian đó. Chúng ta đều biết sự ngẫu nhiên và khó đoán là một trong những thách thức phổ biến trong nhiếp ảnh đường phố, vậy anh có thể cho chúng tôi biết anh đã trải nghiệm điều này như thế nào? Khoảng thời gian đó đã đủ để anh có được những bức hình như ý chưa?
Mặc dù tôi đã có ý định khám phá các địa điểm ngoài các khu vực mà tôi vẫn thường lui tới, nhưng sự ngẫu nhiên và tính khó đoán của dự án này – đặc biệt là việc săn tìm ánh sáng, cũng như thử thách bản thân tạo ra những góc mà tôi chưa từng chụp trước đây – đã đẩy tôi đến những địa điểm quen thuộc như khu phố tôi sống, khu vực trung tâm CBD và Keong Saik của Chinatown. Với một danh sách các địa điểm trong đầu, thật thú vị khi lang thang trên đường từ khi tờ mờ cho đến lúc mặt trời ló dạng, và khi buổi trưa đến gần, mới nhận ra rằng điều kiện ánh sáng đang trở nên quá khắc nghiệt không thể đáp ứng được những gì mà tôi thích.
Tôi đã có đủ thời gian để có được những bức ảnh mà tôi muốn. Sự thực là, tôi đã chụp rất nhiều ảnh đến nỗi thật khó để chỉ chọn ra 10 tấm cho dự án này. Tôi đã tiếp cận nhiều góc độ và cũng đã cố gắng giữ các bức ảnh theo phong cách của mình. Đó chắc chắn là một thử thách, nhưng tôi rất vui khi nói rằng tất cả những hình ảnh tôi đã chụp đây trong dự án này đều là những góc độ và bố cục mà tôi chưa từng chụp trước đây trong suốt hành trình nhiếp ảnh của mình.
Anh nghĩ loạt ảnh này truyền tải được những câu chuyện gì?
Tôi cho rằng mỗi bức ảnh trong dự án này đều có một câu chuyện riêng để kể, một cách đơn giản, qua cách ánh sáng hoặc nguồn sáng làm nổi bật chủ thể của ảnh. Ánh sáng có thể tạo ra tiêu điểm, định hình phối cảnh và thậm chí tạo ra một không gian khác với bóng đổ - mà nếu không có ánh sáng thì không gian đó sẽ hoàn toàn bằng phẳng. Trong toàn bộ loạt ảnh, tôi nghĩ bạn sẽ thấy ánh sáng trong ảnh đã thay đổi như thế nào từ ánh sáng nhân tạo sang ánh sáng mặt trời tự nhiên.
10 giờ đồng hồ là một khoảng thời gian hợp lý và các điều kiện ánh sáng có thể thay đổi trong suốt thời gian đó trong ngày, hãy chia sẻ với chúng tôi trải nghiệm của anh như thế nào về các thiết bị? Mọi thứ có diễn ra theo đúng kế hoạch không? Hãy cho chúng tôi thấy quá trình thiết lập các thiết bị của anh trong ngày hôm đó ra sao.
Mọi thứ chắc chắn không diễn ra theo đúng kế hoạch, vì chúng diễn ra quá nhanh khi bạn chụp ảnh ngoài đường. Chỉ cần bạn chớp mắt, khoảnh khắc sẽ biến mất. Tôi có thể nói rằng có đến 95% số lần, tôi chụp dựa trên bất kỳ ống kính nào tôi có sẵn trên chiếc máy ảnh Alpha 7 IV, vì khoảnh khắc đó sẽ trôi qua ngay nếu tôi thậm chí chỉ mới nghĩ đến việc thay ống kính. Đối với toàn bộ buổi chụp này, tôi đã hoàn toàn dựa vào hai ống kính Sony là FE 24-70mm F2.8 GM và FE 70-200mm F2.8 GM, mặc dù tôi còn có thêm ống kính FE 50mm F1.2 GM sẵn trong túi để dùng khi cần. Tôi cũng không sử dụng đến chân máy, vì tôi thường xuyên lang thang trên đường phố và việc sử dụng kỹ thuật phơi sáng lâu cho bất kỳ tấm ảnh nào cũng đều sẽ chiếm nhiều thời gian. Việc mà tôi đã làm để khắc phục điều này là tăng ISO của máy ảnh Alpha 7 IV lên trong khoảng từ 1600 đến 6400.
Vậy thì, đâu là địa diểm chụp ảnh yêu thích của anh ở Singapore?
Tôi thích khu phố người Hoa (Chinatown), khu trung tâm CBD, Telok Ayer và Keong Saik. Tuy nhiên, với riêng dự án này, tôi đã lùng sục khắp Bedok, Chinatown, Keong Saik, Paya Lebar và Bãi biển Changi để nắm bắt được sự tự nhiên của đường phố. Đây là những địa điểm mà tôi thường xuyên đi dạo mỗi tuần.
Tôi tự nghĩ, nếu có ánh sáng tốt chiếu vào vị trí như trong đầu tôi mường tượng, nó sẽ tạo ra sự tương phản sáng tối mà tôi đang tìm kiếm. Tôi chỉ cần đợi thời điểm thích hợp để chụp, cũng như việc một người đi xe đạp sẽ chạy theo hướng mà tôi hy vọng là cô ấy sẽ chạy vậy.
Anh sẽ làm gì khi nhìn thấy cơ hội cho ra một tấm hình hoàn hảo trước mắt, nhưng điều kiện ánh sáng nằm ngoài tầm kiểm soát của anh và có thể gây nhiễu ảnh?
Với máy ảnh Sony, điều kiện ánh sáng gây ra “nhiễu” ảnh chỉ khi vị trí đó quá tối và không có lợi cho việc chụp nhanh. Tôi không cài ISO quá mức 6400 để đảm bảo ảnh giữ được độ chân thật, vì bất kỳ độ nhạy sáng nào cao hơn mức đó sẽ làm độ “nhiễu” trở nên rõ ràng hơn và màu sắc bức ảnh cũng không được tốt. Điều đó nói rằng, tôi nhận thấy ống kính một tiêu cự của Sony có khẩu độ thấp hoặc f-stop thấp hơn đã làm rất tốt việc cho phép nhiều ánh sáng chiếu vào cảm biến máy ảnh và giảm “nhiễu” mà không cần phải tăng ISO quá nhiều. Một cách thay thế khác bạn có thể nghĩ đến là đợi cho đối tượng đi phía dưới hoặc đi qua nguồn sáng.
Các bức ảnh đường phố của anh thường có yếu tố đèn đường, đèn xe và hình bóng của vật thể. Làm thế nào để anh biết được khi nào thì nên sử dụng những yếu tố này và làm thế nào để chúng giúp nắm bắt những cảm xúc mà anh đang cố gắng truyền tải?
Nhiếp ảnh đường phố xoay quanh rất nhiều địa điểm, và dự án này không khác gì ở điểm đó. Tôi vẫn phải biết cách làm nổi bật chủ thể, điều này suy cho cùng rất quan trọng để chụp được những bức ảnh đẹp. Các yếu tố như đèn đường, ánh sáng mặt trời, đèn nền/hình bóng và bóng tối, giúp làm nổi bật chủ thể và tăng khả năng cảm nhận về cảm xúc được truyền đạt trong bức hình, điều mà tôi cho rằng đã thực sự được thể hiện xuất sắc trong loạt ảnh của thử thách “10 giờ, 10 bức ảnh” này. Bất cứ khi nào tôi nhấn nút chụp máy ảnh, tôi đều hình dung ngắn gọn bức ảnh sẽ trông thế nào sau khi chỉnh sửa, đặc biệt là về màu sắc trong bố cục tổng thể.
Những yếu tố ánh sáng nào ảnh hưởng đến việc sử dụng đường nét, hoa văn và màu sắc của anh?
Việc sử dụng đường nét, hoa văn và màu sắc thực sự phụ thuộc vào thời gian trong ngày, cách ánh sáng chiếu vào các cấu trúc xung quanh nhiều khi lại tạo thành được những đường nét, hoa văn. Màu sắc thuờng phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng của địa điểm tại thời điểm chụp. Tôi không thể không nhấn mạnh điều này, nhưng tôi sẽ luôn cố gắng tránh chụp khi ánh sáng quá gay gắt, bởi sẽ làm sáng quá mức các bề mặt có màu sáng và bề mặt trắng. Nếu một người đã mặc áo màu sáng, ánh sáng gắt sẽ có xu hướng làm bay màu và khiến chủ thể trông quá sáng. Điều này khiến cho các chi tiết khác trong bức ảnh không được khắc hoạ rõ nét.
Ánh sáng gắt chủ yếu xuất hiện trong khoảng từ 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều, là thời gian nóng nhất trong ngày – lúc mà bóng đổ trên mặt đất ngắn nhất và ánh sáng chiếu từ trên thẳng xuống khiến người chụp dễ bị xấu đi.
Các đường nét và hoa văn từ đèn nền và kến trúc là nững điểm nổi bật trong các bức ảnh đường phố của anh. Hãy cho chúng tôi biết cách anh thiết lập thông số máy ảnh như thế nào để có thể làm được điều đó?
Tôi không có thông số máy ảnh nào cụ thể để chia sẻ, bởi các tình huống khác nhau yêu cầu cách thiết lập các thông số và tiêu điểm khác nhau. Đối với chụp ảnh đường phố, tôi sẽ giữ f-stop giữa F1.4 đến F5.6, trừ khi tôi có ý định tập trung nhiều hơn vào môi trường. Tôi hầu như lúc nào cũng sử dụng “bộ ba ống kính prime thần thánh”, là FE 24mm F2.8 G (SEL24F28G), FE 40mm F2.5 G (SEL40F25G), và FE 50mm F2.5 G (SEL50F25G).
Vì các bức ảnh đường phố được chụp chỉ trong tích tắc, nên thỉnh thoảng có thể khó thay đổi cài đặt. Vì vậy, tôi chỉ chụp ở chế độ thủ công (M). Sau đó, xem xét điều kiện ánh sáng, tôi sẽ đặt ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập cho phù hợp.
Cân nhắc đến việc các chủ thể có thể sẽ di chuyển khá nhanh, tôi phải đảm bảo tốc độ cửa trập đủ nhanh để bắt lại được khoảnh khắc và chụp một cách sắc nét nhất có thể. Sau khi xác định tốc độ cửa trập và khẩu độ, sau đó sẽ tuỳ vào từng tình huống mà quyết định lấy nét sâu đầy đủ hay lấy nét nông với nhiều hiệu ứng xoá phông hơn. Cuối cùng, chỉ số ISO của tôi hầu như không vượt quá ISO 400 vào ban ngày, trừ khi tốc độ cửa trập thực sự nhanh (1/2000 giây) hoặc khẩu độ ở F16/F22, vốn không cần thiết khi chụp ảnh đường phố. Sau khi cài đặt xong, tôi sẽ chỉ cần đảm bảo lấy nét vào chủ thể và nhấn nút chụp vào đúng thời điểm nữa mà thôi.
Việc chụp ảnh đường phố chỉ diễn ra trong tích tắc. Với điều này, liệu có hay không những khoảnh khắc anh dự định chụp hay bất kỳ yếu tố cụ thể nào anh đang tìm kiếm? Và anh có làm được điều đó trong buổi chụp vừa rồi không?
Tôi không lên kế hoạch cho một khoảnh khắc cụ thể nào vì đặc thù của nhiếp ảnh đường phố không cho phép tôi làm được điều đó. Tất cả những khoảnh khắc được ghi lại đều là những điều xảy ra tự nhiên ngay tại thời điểm tôi đang hiện diện ở chỗ đó. Tôi chỉ đặc biệt tìm kiếm ánh sáng và bóng tối để tạo ra điểm nhấn cho bức ảnh cũng như các hình dạng nhất định tương phản với môi trường xung quanh. Tôi tìm kiếm những khoảnh khắc trên đường phố bổ sung cho ánh sáng. Đi bộ và khám phá xung quanh là điều giúp tôi đạt được thành công này.
Có điều gì về kỹ thuật chiếu sáng mà anh ước rằng mình có thể học được sớm hơn không?
Trong nhiếp ảnh đường phố, ánh sáng nhân tạo, như đèn đường, cột đèn hoặc thậm chí là đèn của các toà nhà, tạo ra một chiều sâu hoàn toàn mới cho những bức ảnh, điều khiến tôi ngạc nhiên sau khi phát hiện ra. Nói về nhiếp ảnh đường phố, tôi đã học được rằng đèn nền thực sự có thể làm sống động hình ảnh và khiến chúng trở nên thú vị hơn nhiều, và đây cũng là một yếu tố nổi bật trong quán trình tôi thực hiện dự án này.
Những tấm hình đường phố hoàn hảo là điều chúng ta không dự tính trước được, vì vậy mà chất lượng hình ảnh, công thái học, tốc độ, dòng ống kính đa dạng và thời lượng pin dài là những yếu tố quan trọng để đảm bảo chúng ta có thể bắt được “nhịp thở” của đường phố. Đây là những yếu tố mà các nhiếp ảnh gia cần để có thể khuyến khích khả năng sáng tạo và nắm bắt bản chất của những cuộc “gặp gỡ” vô tình trong không gian công cộng. Cuối cùng, mặc dù thiết bị tốt là điều cần thiết, nhưng nhiếp ảnh đường phố cũng yêu cầu ở bạn sự kiên nhẫn, kỹ năng, sự chăm chỉ và một chút may mắn để có thể “kể” được những câu chuyện một cách thành thục.